Các đơn vị Hệ_đo_lường_quốc_tế

Các đơn vị cơ bản

Các đơn vị đo lường dưới đây là nền tảng cơ sở để từ đó các đơn vị khác được suy ra (dẫn xuất), chúng là hoàn toàn độc lập với nhau. Các định nghĩa dưới đây được chấp nhận rộng rãi.

Các đơn vị đo lường cơ bản:

TênKý hiệuĐại lượngĐịnh nghĩa
métmChiều dàiĐơn vị đo chiều dài tương đương với chiều dài quãng đường đi được của 1 tia sáng trong chân không trong khoảng thời gian 1 / 299 792 458 giây (CGPM lần thứ 17 (1983) Nghị quyết số 1, CR 97). Con số này là chính xác và mét được định nghĩa theo cách này.
kilôgamkgKhối lượngĐơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của kilôgam tiêu chuẩn quốc tế (quả cân hình trụ bằng hợp kim platin-iriđi) được giữ tại Văn phòng Cân đo Quốc tế (viết tắt tiếng Pháp: BIPM), Sèvres, Paris (CGPM lần thứ 1 (1889), CR 34-38). Cũng lưu ý rằng kilôgam là đơn vị đo cơ bản có tiền tố duy nhất; gam được định nghĩa như là đơn vị suy ra, bằng 1 / 1 000 của kilôgam; các tiền tố như mêga được áp dụng đối với gam, không phải kg; ví dụ Gg, không phải Mkg. Nó cũng là đơn vị đo lường cơ bản duy nhất còn được định nghĩa bằng nguyên mẫu vật cụ thể thay vì được đo lường bằng các hiện tượng tự nhiên (Xem thêm bài về kilôgam để có các định nghĩa khác).
giâysThời gianĐơn vị đo thời gian bằng chính xác 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ ứng với sự chuyển tiếp giữa 2 mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử xêsi-133 tại nhiệt độ 0 K (CGPM lần thứ 13 (1967-1968) Nghị quyết 1, CR 103).
ampeACường độ dòng điệnĐơn vị đo cường độ dòng điện là dòng điện cố định, nếu nó chạy trong 2 dây dẫn song song dài vô hạntiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, thì sinh ra 1 lực giữa 2 dây này bằng 2×10−7 niutơn trên 1 m chiều dài (CGPM lần thứ 9 (1948), Nghị quyết 7, CR 70).
kelvinKNhiệt độĐơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học (hay nhiệt độ tuyệt đối) là 1 / 273,16 (chính xác) của nhiệt độ nhiệt động học tại điểm cân bằng ba trạng thái của nước (CGPM lần thứ 13 (1967) Nghị quyết 4, CR 104).
molmolSố hạtĐơn vị đo số hạt cấu thành thực thể bằng với số nguyên tử trong 0,012 kg cacbon-12 nguyên chất (CGPM lần thứ 14 (1971) Nghị quyết 3, CR 78). Các hạt có thể là các nguyên tử, phân tử, ion, điện tử... Nó xấp xỉ 6.022 141 99 × 1023 hạt.
candelacdCường độ chiếu sángĐơn vị đo cường độ chiếu sáng là cường độ chiếu sáng theo 1 hướng cho trước của 1 nguồn phát ra bức xạ đơn sắc với tần số 540×1012 héc và cường độ bức xạ theo hướng đó là 1/683 oát trên 1 sterađian (CGPM lần thứ 16 (1979) Nghị quyết 3, CR 100).

Các đơn vị đo dẫn xuất không thứ nguyên

Các đơn vị đo lường của SI được suy ra từ các đơn vị đo cơ bản và là không thứ nguyên. Các đơn vị đo dẫn xuất không thứ nguyên của SI:

TênKý hiệuĐại lượng đoĐịnh nghĩa
rađianradGócĐơn vị đo góc là góc trương tại tâm của 1 hình tròn theo 1 cungchiều dài bằng chiều dài bán kính của đường tròn. Như vậy ta có 2π rađian trong hình tròn.
sterađiansrGóc khốiĐơn vị đo góc khối là góc khối trương tại tâm của 1 hình cầu có bán kính r theo 1 phần trên bề mặt của hình cầu có diện tích r². Như vậy ta có 4π sterađian trong hình cầu.

Các đơn vị dẫn xuất với tên đặc biệt

Các đơn vị đo cơ bản có thể ghép với nhau để suy ra những đơn vị đo khác cho các đại lượng khác. Một số có tên theo bảng dưới đây. Các đơn vị dẫn xuất của SI với tên đặc biệt:

TênKý hiệuĐại lượng đoChuyển sang đơn vị cơ bản
hécHzTần sốs−1
niutơnNLựckg m s −2
junJCôngN m = kg m2 s−2
oátWCông suấtJ/s = kg m2 s-3
pascalPaÁp suấtN/m2 = kg m−1 s−2
lumenlmThông lượng chiếu sáng (quang thông)cd
luxlxĐộ rọicd m−2
culôngCTĩnh điệnA s
vônVHiệu điện thếJ/C = kg m2 A−1 s−3
ohmΩĐiện trởV/A = kg m2 A−2 s−3
faradFĐiện dungΩ−1 s = A2 s4 kg−1 m−2
weberWbTừ thôngkg m2 s−2 A−1
teslaTCường độ cảm ứng từWb/m2 = kg s−2 A−1
henryHCường độ tự cảmΩ s = kg m2 A−2 s−2
siemensSĐộ dẫn điệnΩ−1 = kg−1 m−2 A² s³
becơrenBqCường độ phóng xạ (phân rã trên đơn vị thời gian)s−1
grayGyLượng hấp thụ (của bức xạ ion hóa)J/kg = m2 s−2
SievertSvLượng tương đương (của bức xạ ion hóa)J/kg = m² s−2
katalkatĐộ hoạt hóa xúc tácmol/s = mol s−1
độ Celsius°Cnhiệt độnhiệt độ nhiệt động học K - 273,15

Các đơn vị phi SI được chấp nhận sử dụng với SI

Các đơn vị đo lường sau không phải là đơn vị đo lường của SI nhưng được "chấp nhận để sử dụng trong hệ đo lường quốc tế."

Các đơn vị phi SI được chấp nhận sử dụng với SI

TênKý hiệuĐại lượng đoTương đương với đơn vị SI
phútminthời gian1 min = 60 s
giờh1 h = 60 min = 3 600 s
ngàyd1 d = 24 h = 1 440 min = 86 400 s
độ (của cung)°góc1° = (π/180) rad
phút (của cung)1′ = (1/60)° = (π / 10 800) rad
giây (của cung)1″ = (1/60)′ = (1 / 3 600)° = (π / 648 000) rad
lítl hay Lthể tích0,001 m³
tấntkhối lượng1 t = 10³ kg

Các đơn vị phi SI chưa được chấp nhận bởi CGPM (Hội nghị toàn thể về Cân đo)

TênKý hiệuĐại lượng đoTương đương với đơn vị SI
nepơ (đại lượng đo trường)Nptỷ lệ (không thứ nguyên)LF = ln(F/F0) Np
nepơ (đại lượng đo công suất)LP = ½ ln(P/P0) Np
bel, (đại lượng đo trường)BLF = 2 log10(F/F0) B
bel, (đại lượng đo công suất)LP = log10(P/P0) B

Các đơn vị kinh nghiệm phi SI được chấp nhận sử dụng trong SI

TênKý hiệuĐại lượng đoTương đương với đơn vị SI
êlectronvôneVnăng lượng1 eV = 1.602 177 33(49) × 10−19 J
đơn vị khối lượng nguyên tửukhối lượng1 u = 1.660 540 2(10) × 10−27 kg
đơn vị thiên vănAUchiều dài1 AU = 1.495 978 706 91(30) × 1011 m

Các đơn vị phi SI khác hiện được chấp nhận sử dụng trong SI

TênKý hiệuĐại lượng đoTương đương với đơn vị SI
nútknvận tốc1 knot = 1 hải lý / giờ = (1 852 / 3 600) m/s
aadiện tích1 a = 1dam2 = 100 m²
hectaha1 ha = 100 a = 10.000 m²
barnb1 b = 10−28 m²
babaáp suất1 ba = 105 Pa
hải lý (dặm biển)hải lýchiều dài1 hải lý = 1 852 m
ångström, ăngstrômÅ1 Å = 0,1 nm = 10−10 m
pascalmpa1mpa = 1 hải lý = 1 852 m

Các tiền tố của SI

Bài chính: Các tiền tố của SI

Các tiền tố sau đây của SI có thể được sử dụng để tạo ra các bội số hay ước số của đơn vị đo lường gốc.

10nTiền tốKý hiệuTên gọi1Tương đương²
1024yôtaYTriệu tỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000 000 000
1021zêtaZNghìn (ngàn) tỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000 000
1018êxaETỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000
1015pêtaPTriệu tỷ1 000 000 000 000 000
1012têraTNghìn (ngàn) tỷ1 000 000 000 000
109gigaGTỷ1 000 000 000
106mêgaMTriệu1 000 000
103kilôkNghìn (ngàn)1 000
102héctôhTrăm100
101đêcadaMười10
10−1đêxidMột phần mười0,1
10−2xenticMột phần trăm0,01
10−3milimMột phần nghìn (ngàn)0,001
10−6micrôµMột phần triệu0,000 001
10−9nanônMột phần tỷ0,000 000 001
10−12picôpMột phần nghìn (ngàn) tỷ0,000 000 000 001
10−15femtôfMột phần triệu tỷ0,000 000 000 000 001
10−18atôaMột phần tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 001
10−21zeptôzMột phần nghìn (ngàn) tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 000 001
10−24yóctôyMột phần triệu tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 000 000 001

Ghi chú:

¹ Đây chỉ là một trong rất nhiều cách đếm số của người Việt.

² Cách ghi số phù hợp với cách ghi phổ biến nhất của người Việt hiện nay.

Các tiền tố SI lỗi thời

Bài chính: Các tiền tố SI lỗi thời

Các tiền tố của SI dưới đây không được sử dụng nữa.

10nTiền tốKý hiệuTên gọiTương đương
104myriamaMười nghìn (ngàn)10.000
10−4myriômoMột phần mười nghìn (ngàn)0,000 1

Các tiền tố kép cũng đã lỗi thời như micrômicrôfara, héctôkilômét, micrômilimét, v.v.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_đo_lường_quốc_tế ftp://cam.ctan.org/tex-archive/macros/latex/contri... http://www.encyclopedia.com/doc/1G2-2830903071.htm... http://www.engnetglobal.com/tips/convert.aspx http://www.metricationmatters.com/docs/WilkinsTran... http://www.metricationmatters.com/docs/WilkinsTran... http://lamar.colostate.edu/~hillger/pdf/Practical_... http://physics.nist.gov/Pubs/SP330/sp330.pdf http://physics.nist.gov/cuu/Units/bibliography.htm... http://www.nist.gov/customcf/get_pdf.cfm?pub_id=32... http://www.nist.gov/pml/pubs/sp811/index.cfm